Để có thể cho ra những chiếc áo thun đồng phục chất lượng, mang tính thẩm mỹ cao và bắt kịp xu hướng mới nhất cũng như đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng. Đội ngũ sản xuất của Đồng Phục Sài Gòn phải thực hiện nhiều công đoạn theo quy trình khép kín từ khâu tuyển chọn vải, in, may đến khâu đóng gói và giao cho khách hàng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về quy trình sản xuất áo thun đồng phục, các bạn cùng theo dõi nhé!
Lưu ý: Quy trình sản xuất áo thun đồng phục dưới đây sẽ bao gồm các bước tiêu chuẩn cơ bản nhất của các cơ sở chuyên nhận may đồng phục. Cho nên, dù bạn có đặt áo thun đồng phục ở bất kỳ đơn vị nào cung cấp thì bộ phận sản xuất của họ đều sẽ tiến hành theo quy trình này. Tuy nhiên, có thể được bổ sung vào 1 hoặc nhiều công đoạn khác như đo size áo, kiểm định sản phẩm,…tùy theo quy định riêng từng nơi.
9 bước sản xuất áo thun đồng phục tại Đồng Phục Sài Gòn
Dựa trên những yêu cầu của khách hàng về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, thiết kế và vị trí hình in/thêu đồng thời hoàn tất thỏa thuận về hợp đồng đặt may áo thun đồng phục, Đồng Phục Sài Gòn sẽ bắt tay ngay vào sản xuất theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vải và mẫu thiết kế
Quy trình sản xuất áo thun đồng phục nói riêng hay sản xuất quần áo nói chung đều bắt đầu từ công đoạn duyệt mẫu vải như về màu sắc, loại vải, số lượng,…để tiến hành đặt vải cùng các phụ kiện đi kèm theo yêu cầu của khách hàng. Nếu những đơn hàng không tìm được màu vải như mong muốn, thì công đoạn nhuộm vải thường mất khoảng 5 – 7 ngày để thực hiện.
Tại Đồng Phục Sài Gòn, thông thường sẽ gợi ý cho khách hàng loại vải phù hợp nhất căn cứ vào mục đích sử dụng áo hoặc đặc trưng khí hậu từng mùa, từng khu vực nhất định.
Sau khi đã chọn được nguyên phụ liệu đầy đủ, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ bắt tay vào thiết kế form áo, với mẫu mã đề cao tính thoải mái, bắt kịp xu hướng thời trang trên thị trường và mang tính ứng dụng cao.
Bước 2: Quy trình thiết kế rập
Thiết kế rập là gì? Đây là một công đoạn vô cùng quan trọng để tạo ra những chiếc áo thun đồng phục đẹp. Hiểu đơn giản rập chính là khuôn mẫu của sản phẩm, chúng được cắt trên giấy cứng theo hình dáng thiết kế đã được duyệt và để sử dụng lâu dài về sau.
Ngày trước, chuyên viên thiết kế rập làm theo kiểu truyền thống bằng tay và người ta cần dùng đến các dụng cụ như kéo, thước, bút, giấy cứng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay công đoạn này đã chuyển qua thiết kế bằng máy tính rất tiện lợi, nhanh chóng, đặc biệt độ chính xác cao cũng cao hơn.
Ví dụ, những chiếc áo đồng phục kiểu cổ tròn được ghép từ nhiều bộ phận khác nhau như hai tay, thân áo trước, thân áo sau và phần cổ. Vậy công đoạn rập chính là xác định kích thước các phần trên để khi ráp lại may chúng không bị dư thừa hay thiếu vải.
Đây là một công đoạn khá khó, đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm , ngoài ra còn phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ và các phần mềm chuyên ngành khác.
Bước 3: Giác (lên) sơ đồ
Giác sơ đồ là một thuật ngữ phổ biến, quen thuộc đối với những người làm trong ngành dệt may. Đây là bước tiếp theo sau khi hoàn thành thiết kế rập, việc giác sơ đồ này giúp thợ may biết được số lượng vải và lớp vải là bao nhiêu để có thể sản xuất ra một lượng áo thun cụ thể.
Trong quá trình giác mẫu, người thực hiện cần chú ý đến 2 yếu tố chính là khổ vải và số lượng áo thun đồng phục khách hàng đặt là bao nhiêu. Điều này, sẽ giúp việc lên sơ đồ tính toán, sắp xếp các thành phần rập trên cùng 1 lớp vải sẽ đảm bảo đủ size như yêu cầu từ khách hàng.
Bước 4: Công đoạn trải vải
Trên thị trường, vải thường được cuốn thành cây với chiều dài dao động từ 1.2m đến 1.6m. Do đó, xưởng may trước khi tiến hành cắt vải phải có khâu trải vải ra những mặt phẳng, đặt chồng nhiều lớp vải lên nhau và cắt cùng lúc để tiết kiệm thời gian.
Đối với Đồng Phục Sài Gòn, giai đoạn này được thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng, như vậy sẽ đảm bảo mép vải hai bên đều bằng nhau giữa các lớp để khi cắt vải sẽ chuẩn xác hơn.
Sau khi hoàn tất trải vải, người thợ sẽ tính toán kỹ lưỡng rồi dùng phấn vạch lên vải tạo hình của thân sau, thân trước và tay áo sao cho tối ưu vải nhất, tránh để vải dư thừa nhiều gây lãng phí.
Bước 5: Tiến hành cắt vải may áo
Cắt vải là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất áo thun đồng phục, yêu cầu người thợ phải canh chỉnh lưỡi dao máy cắt cẩn thận để chúng đi đúng đường phấn vẽ, không bị xê dịch.
Ngày nay, máy cắt vải công nghiệp ra đời thay cho việc cắt may thủ công, về cơ bản chúng hoạt động tương tự như máy cưa. Nhờ đó, công đoạn cắt vải được tối ưu và cho ra những sản phẩm đẹp mắt với hình dạng mong muốn, mà không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật hay sự khéo léo.
Bước 6: In/ thêu logo theo yêu cầu
Vải khi đã được cắt thành từng bộ phận riêng lẻ, tiếp đến thợ may sẽ đem đi in hoặc thêu logo, slogan, hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng. Ở công đoạn này, Đồng Phục Sài Gòn sẽ tiến hành trên máy nên tiến độ sẽ rất nhanh, vừa đảm bảo chất lượng đồng đều, màu sắc bền bỉ, đường chỉ đẹp và hạn chế tình trạng bong tróc trong quá trình sử dụng.
Một số kỹ thuật in được ứng dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như kỹ thuật in lụa, in DTG (in kỹ thuật số), in chuyển nhiệt, in 3D, in nổi,…Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, vì thế tùy vào nhu cầu khác nhau mà xưởng may sẽ lựa chọn phương pháp in phù hợp cho từng khách hàng.
Đặc biệt là công nghệ in lụa đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này được chia thành nhiều công đoạn nhỏ và mỗi màu in người thợ phải sử dụng một khuôn riêng. Do đó, quá trình thực hiện mất khá nhiều thời gian, giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng theo số màu trên hình ảnh, logo, slogan,…
Bước 7: May ráp và hoàn thiện sản phẩm
Hoàn thành giai đoạn in thêu Logo, tiếp theo sẽ chuyển sang bước ráp các miếng vải của từng bộ phận đã cắt lại với nhau và sau đó là qua giai đoạn hoàn thiện những chiếc áo thun đồng phục.
Với những chiếc áo độ phức tạp càng cao, nhiều chi tiết nhỏ thì công đoạn này càng tốn nhiều thời gian cũng như cần rất nhiều nhân công, mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một việc riêng nên dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng theo.
Công đoạn may ráp thành phẩm được Đồng Phục Sài Gòn thực hiện một cách tuần tự, khép kín, tỉ mỉ từng bước để luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm đẹp, chất lượng nhất.
Bước 8: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm
Tương tự, như việc sản xuất những sản phẩm khác, khi may áo thun đồng phục xong chúng ta cũng cần phải kiểm tra chất lượng trước khi đóng hàng giao đến tay khách. Đây là bước nhiều người thường hay chủ quan và bỏ qua, việc kiểm tra chi tiết đường chỉ may hay có lỗi nào trên áo hay không để kịp thời chỉnh sửa các sai sót.
Nếu kiểm hàng và không phát hiện dấu hiệu gì bất thường, tất cả áo thun đạt yêu cầu sẽ được đóng gói cẩn thận để khi vận chuyển không bị bám bẩn hay hư hỏng.
Bước 9: Giao hàng và hỗ trợ khách hàng
Những chiếc áo thun đồng phục hoàn chỉnh sẽ được nhân viên kiểm tra số lượng và liên hệ cho khách hàng trước khi giao sản phẩm. Sau đó, nếu khách hàng còn điều gì cần hỗ trợ Đồng Phục Sài Gòn sẽ cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu nhằm mang đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất cho quý khách hàng.
Tổng kết
Trên đây là 9 bước nằm trong quy trình sản xuất áo thun đồng phục tiêu chuẩn mà hầu hết các nhà cung cấp đồng phục hiện nay đều đang áp dụng. Hy vong nội dung bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. Bạn đã sẵn sàng sở hữu những chiếc áo thun đồng phục ấn tượng? Hãy tham khảo ngay các mẫu áo thun đồng phục đẹp tại Đồng Phục Sài Gòn và liên hệ với Đồng Phục Sài Gòn để được tư vấn và báo giá.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 62 Dương Thị Giang, Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM
- Website: https://dongphucsaigon.vn/
- Email: kd.dongphucsaigon@gmail.com
- Hotline: 028.6650.8833
- Zalo: 0902.420.833
- Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucsaigon.com